Search This Blog

Monday, May 30, 2011

How to import & export contact in Microsoft outlook

- Mo outlook - File - Import - Contact - Save File to .pst

- Mo outlook va import file pst vo

Friday, May 20, 2011

Reinstall Grub boot loader After installing windows

http://www.howtogeek.com/howto/ubuntu/reinstall-ubuntu-grub-bootloader-after-windows-wipes-it-out/

1) Boot off the LiveCD
2) Open a Terminal and type in the following commands
    sudo grub
   root (hd0,0)
   setup (hd0)
   exit

Reboot (removing the livecd), and your boot menu should be back.

Thursday, May 19, 2011

Clonezilla -- Giải pháp thay thế cho Nortron Ghost

Clonezilla -- Giải pháp thay thế cho Nortron Ghost

 A-Giới thiệu

Clonezilla là gì?
Bạn thường quen thuộc với chương trình Norton Ghost -- được phân phối độc quyền bởi Symantec!
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đa hệ điều hành hoặc bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Norton Ghost bởi vấn đề thương mại, bản quyền hay đơn giản là không thể sử dụng Nortron Ghost vì lí do nào đó thì Clonezilla có thể sẽ là một chương trình mã nguồn mở mà bạn cần.
Clonezilla được phát triển bởi NCHC Free Software Labs, Taiwan dựa trên DRBL, Partcloneudpcast, phát hành dưới hai bản thể Clonezilla LiveClonezilla SE(server edition).
Clonezilla Live được sử dụng cho máy đơn (máy tính cá nhân), còn Clonezilla SE được sử dụng cho những triển khai với quy mô lớn, có thể sao phục hồi(clone) cho rất nhiều mày tính cùng lúc (trên 40). Thực tế, người ta đã sử dụng Clonezilla để phục hồi 41 máy tính cùng lúc chỉ mất khoảng 10 phút để clone 5.6 GBytes file ảnh hệ thống đến tất cả 41 máy tính thông qua cơ chế multicasting.


Các đặc điểm:

  • Phần mềm miễn phí (GPL)
  • Các định dạng hỗ trợ: (1) ext2, ext3, ext4, reiserfs, reiser4, xfs, jfs đối với hệ điều hành GNU/Linux, (2) FAT, NTFS đối với hệ điều hành MS Windows, (3) HFS+trong MAC OS, (4) UFS của FreeBSD, NetBSD, and OpenBSD, and (5) VMFS đối với VMWare ESX, bất kể đó là nền tảng 32-bit (x86) hay 64-bit (x86-64)
  • Hỗ trợ LVM2 - GNU/Linux(không phải phiên bản 1)
  • Hỗ trợ GRUB (phiên bản 1 và phiên bản 2)
  • Hỗ trợ chế độ Unattended: Hầu hết các bước thực hiện đều có được thực thi bằng lệnh với các tùy chọn. Bạn có thể sử dụng nhiều tham số(tùy chọn) cho việc tùy biến hiển thị khi khởi động
  • Chế độ Multicast được hỗ trợ trong bản Clonezilla SE, điều này thích hợp cho việc clone hàng loạt. Bạn cũng có thể sử dụng nó từ xa để sao lưu hay phục hồi một nhóm máy tính nếu như PXE và Wake-on-Lan được hỗ trợ trong máy khách(clients) của bạn.
  • Dựa trên Partclone (mặc định), Partimage (tùy chọn), ntfsclone (tùy chọn), hoặc chương trình dd để tạo ảnh hay phục hồi một phân vùng (partition). Tuy nhiên, với những chương trình khác của Clonezilla, có thể lưu và phục hồi không chỉ một phân vùng mà là toàn bộ ổ đĩa (disk).
  • Với việc sử dụng chương trình miễn phí drbl-winroll (cũng được phát triển bởi chúng tôi), hostname, group, và SID của máy MS Windows được phục hồi có thể được tự động thay đổi.


Các hạn chế:
  • Phân vùng đích (phân vùng được chọn để phục hồi) phải lớn hơn hoặc bằng phân vùng nguồn (phân vùng sao lưu)
  • " Differential/incremental backup is not implemented yet ".
  • Việc tạo file ảnh (backup) và phục hồi trực tuyến chưa được hỗ trợ.
  • Phân vùng sao được lưu hay phục hồi phải trong tình trạng tháo gắn kết (unmount). Mặc định là không hỗ trợ chương trình RAID/fake RAID. Nó chỉ được thực hiện bằng tay.
  • Bởi sự giới định dạng ảnh nên có thể file ảnh không thể được khảo sát(tìm kiếm) hoặc gắn kết(mount). Nghĩa là bạn không thể phục hồi ảnh, bạn có giải quyết theo hướng khác, xem tại đây.
  • " Recovery Clonezilla live with multiple CDs or DVDs is not implemented yet. Now all the files have to be in one CD or DVD if you choose to create the recovery iso file ''.
(Xin lỗi, vài điều mình không hiểu rõ nên không dám dịch bừa ở đây)

Trang chủ: www.clonezilla.org

---------- Post added at 01:23 PM ---------- Previous post was at 01:20 PM ----------

B. Hướng dẫn sử dụng.

Tải về bản Clonezilla Live tại đây.
Phiên bản được sử dụng trong bài viết này là clonezilla-live-1.2.6-59-i686
Lưu ý:
1. Bài viết này giới hạn trong việc sao lưu và phục hồi một phân vùng trên máy tính cá nhân, các phần khác sẽ không đề cập trong bài viết này.
2. Tác giả bài viết này đã thư nghiệm sao lưu phân vùng sda1 (NTFS-hệ điều hành Windows 7) với dung lượng (sử dụng) là 18,1 GB thành một file ảnh với dung lượng xuống còn 7,1 GB (mình không xóa file pagefile.sys), định dạng nén là lzip (z6) (tỉ lệ nén cao) trong thời gian 3 giờ 0 phút 24 giây và bung lại file ảnh này trong thời gian là 18 phút 40 giây. Về mặt này có lẽ Clonezilla còn kém so với Norton Ghost. Tuy nhiên đến giờ phút này mọi thứ sau khi phục hồi đều hoàn hảo, giống như trước, đặc biệt là các tinh chỉnh cá nhân đều còn nguyên vẹn.
I-Chạy Clonezilla từ USB hoặc ổ cứng.

1.Sử dụng trên USB:
Có thể dùng Unetbootin, hoặc MultibootISOs hay XBoot.
2. Sử dụng từ ổ cứng.
(Bài viết này được thực hiện thử nghiệm trên ổ cứng)
Xem cách tạo bộ khởi động Grub4dos trên ổ cứng tại bài viết này.
i-Tạo một thư mục với tên Clonezilla tại thư mục gốc (ngoài cùng) của một phân vùng nào đó (Không được đặt trong phân vùng muốn sao lưu hay phục hồi ảnh), giải nén toàn bộ iso của Clonezilla vào thư mục đó.
ii- Thêm đoạn này vào menu.lst:
title Clonezilla

find --set-root /Clonezilla/live/initrd.img
kernel /Clonezilla/live/vmlinuz vga=788 boot=live hostname=maverick config quiet noswap nolocales edd=on nomodeset ip=frommedia nosplash live-media-path=/Clonezilla/live
initrd /Clonezilla/live/initrd.img
Chương trình này chạy được trên EXT4, FAT32, NTFS.



II-Một số khái niệm liên quan

Chương trình Clonezilla chạy trên một bản Linux cỡ nhỏ, được nạp vào bộ nhớ khi khởi chạy.

Vì vậy, bạn sẽ gặp phải một số thuật ngữ (hơi khác đi_không giống như 
Norton Ghost chạy trên MS-DOS), bạn không cần đi sâu vào vấn đề này 
nhưng để đảm bảo sử dụng Clonezilla một cách an toàn bạn nên xem phần 
này nếu chưa biết.

  • Phân vùng(Partition): Để dễ sử dụng chúng ta thường phải chia ổ cứng vật lý thành nhiều ổ logic, mỗi ổ logic gọi là một phân vùng ổ đĩa cứng - partition. Số lượng và dung lượng của các phân vùng tùy vào dung lượng và nhu cầu sử dụng. Trong hệ điều hành Windows, quy ước mỗi ỗ đĩa, và phân vùng ổ đĩa trên máy được gắn với một tên ổ từ A: đến Z:. Trong đó A: dành cho ổ mềm, B: dành cho loại ổ mềm lớn - hiện nay không còn sử dụng nên B: thường không dùng trong My Computer. Còn lại C:, D: thường dùng để đặt các phân vùng ổ cứng, các ký tự tiếp theo để đặt tên cho các phân vùng ổ cứng, ổ CD, ổ cứng USB tùy vào số phân vùng của cứng, số các loại ổ đĩa gắn thêm vào máy.
    Trong hệ thống Linux, phân vùng được xác lập bởi điểm gắn kết (mount points) thông qua việc gắn kết(mount).
  • FAT: Thông thường dữ liệu trên ổ cứng được lưu không tập trung ở những nơi khác nhau, vì vậy mỗi phân vùng ổ đĩa phải có một bảng phân hoạch lưu trữ vị trí của các dữ liệu đã được lưu trên phân vùng đó, bảng này gọi là FAT. Định dạng này thường được sử dụng với USB.
  • NTFS(New Technology File System): Như FAT, đây cũng là một định dạng hệ thống tập tin của Windows. Được Windows chọn làm định dạng tiêu chuẩn từ phiên bản Window 2000 cho tới Window 7 hiện nay.
  • EXT4: Đây là một định dạng hệ thống tệp tin trong Linux (không bị phân mảnh như NTFS). Được chọn làm mặc định cho hầu hết các bản Linux hiện nay.
  • Về các kí hiệu sda1, sdb, hda,...: Tùy thuộc vào loại, số lượng ổ cứng mà các ổ cứng được kí hiệu lần lượt là sda, sdb, sdc,...(nếu là ổ cứng thuộc loại SATA, PATA, SCSI) hoặc hda,..(nếu là PATA). Như đã nói trên, mỗi ổ cứng lại được chia thành nhiều phân vùng, ví dụ trong ổ sda các phân vùng lần lượt được xác định là sda1,...., sda5,...(các kí hiệu sda1, sda2, sda3, sda4 được sử dụng cho phân vùng Primary, từ sda5 trở đi là dành cho phân vùng Logical)

III- Sao lưu hoặc phục hồi (Ghost)

(sử dụng các phím Enter, Space, Tab, lên,xuống...)

Những bước thực hiện chung:

1. Chọn mục khởi động.
Mình chọn mặc định dòng 1 (Nếu chạy trên USB hoặc ổ cứng thì sẽ chạy thẳng vào dòng này_bạn có thể đổi khác đi), chọn các chế độ hiển thị khác tại dòng thứ 2.


 2. Chọn ngôn ngữ, ở đây mình chọn English.
3. Chọn kiểu bàn phím (giữ hoặc thay đổi), mình chọn dòng 2.
4.Chọn khởi động Clonezilla với giao diện đồ họa (vào chế dòng lệnh dòng lệnh ở dòng 2).
5. Chọn chế độ làm việc, như đã nói trên ở đây mình chọn dòng thứ nhất để làm việc trên phân vùng (hoặc cả ổ đĩa) bởi ảnh đĩa.
6. Chọn local_dev để làm việc với ổ cứng hoặc USB của bạn.
7.Sau khi chương trình thu thập đầy đủ thông tin về ổ đĩa của bạn, nhận được:
Trước hết bạn cần phải nắm rõ các phân vùng của mình (cần nhớ dung lượng là được rồi).
TH1: Trường hợp cần sao lưu một phân vùng:

7.1-Ở hình trên, bạn chọn phân vùng để lưu file ảnhLưu ý: Phải chọn phân vùng có đủ dung lượng trống để lưu file ảnh.
Ví dụ mình cần lưu phân vùng sda1 (31.5 GB), mình chọn phân vùng lưu file ảnh là sda5 (như hình).
(Phân vùng được chọn để chứa file ảnh sẽ được gắn kết (mount) vào /home/partimag)
8.Chọn thư mục lưu file ảnh, ở đây mình chọn thư mục gốc (ngoài cùng) (/ Top_...). Nghĩa là file ảnh sẽ được lưu tại thư mục gốc (file anh không thuộc thư mục nào) này. Lưu ý là chỉ chọn lưu được trên nhưng thư mục đầu tiên.



Nhấn thêm một lần Enter để tiếp tục.

9.Chọn chế độ người dùng: Người mới dùng(Beginner) hoặc người dùng chuyên sâu(Expert).
Đối với trường hợp sao lưu tác giả bài viết này khuyên bạn đừng ngần ngại chọn dòng thứ 2 - người dùng chuyên sâu, nó không quá phức tạp.

10. Chọn dòng thứ hai_saveparts (lưu phân vùng).

11. Xác lập tên cho file ảnh.
12. Chọn phân vùng cần lưu, dùng phím Space để đánh dấu chọn.Có thể chọn nhiều phân vùng cùng lúc, ở đây mình chọn sda1:
13. Chọn chương trình, thứ tự ưu tiên làm việc giữa các chương trình (bao gồm partclone, partimage, dd, ntfsclone). Mặc định của Clonezilla là q2_nghĩa là partclone được chọn để làm việc trước, nếu nó không làm việc được thì sẽ đến partimage, cuối cùng là dd.
14. Xác lập các tùy chọn. Mặc định của chương trình là hai tùy chọn đầu. Nếu không có gì đặc biệt bạn sử dụng hai tùy chọn này là đủ.
15. Chọn định dạng, phương thức nén. Chương trình đưa ra 6 sự lựa chọn, dòng cuối cùng z0 là không nén, không nên chọn. Cũng tương tự như Norton Ghost nếu bạn chọn mức độ nén càng cao thì thời gian nén càng lâu, nhưng bù lại file ảnh sẽ có dung lương càng nhỏ. Về phần mình (chưa thử hết), vẫn thích z6_lzip(tốc độ nén khoảng từ 90 MB/phút - 110 MB/phút). Lưu ý, nếu ở trên bạn chọn chế độ dành cho người mới dùng thìz1_gzip (mức nén trên 1GB/phút) sẽ được chọn mặc định bởi chương, đây là điều mình không thích (bởi dung lượng file ảnh lớn).

16. Xác lập dung lượng một file mà file ảnh sẽ bị chia (giống như chia thành từng part ở Winrar). Điều này để tạo sự thuận lợi cho việc quản lí, lưu giữ file ảnh sau khi backup (như ghi vào CD/DVD)
Mặc định là 2000 MB, mình không thay đổi điều này.

17. Chọn true : chương trình sẽ không làm gì khi hoàn thành việc backup, bạn sẽ thiết lập sau khi hoàn thành.
Chọn reboot (hoặc poweroff): chương trình sẽ tự động khởi động lại (hoặc tắt) máy tính.
18. Phần còn lại bạn tự làm_đơn giản (chương trình sẽ yêu cầu bạn xác nhận lại , gõ y và nhấn Enter,...đợi).
TH2: Phục hồi từ một file ảnh:

Bắt đầu lại từ hình tại bước thứ 7.
Trong ví dụ này, mình cần phục hồi phân vùng sda1 từ file ảnh (được sao lưu từ trước) đặt trong phân vùng sda5.
7.2 Chọn phân vùng chứa file ảnh của bạn. Ở đây là sda5.
8. Chọn thư mục chứa file ảnh, vì mình để nó ở ngoài nên chọn dòng đầu (/ Top_...).
Lưu ý là các file ảnh sẽ được ẩn đi nên bạn đừng lo lắng khi không thấy chúng đâu.
(Hình ảnh: Như bước 8_TH1)
9. Chọn chế độ người dùng. Đối với trường hợp này mình thường chọn chế độ người mới dùng (nó thõa mãn yêu cầu cần có). Tuy nhiên ở đây mình trình bày dưới dạng người dùng chuyên sâu (chế độ người mới dùng khá đơn giản, chỉ cần chỉ ra phân vùng cần được phục hồi).
(Hình ảnh: Như bước 9_TH1)
10. Chọn dòng thứ 4_restoreparts
(Hình ảnh: Như bước 10_TH1)
11. Chọn file ảnh cần bung.


 
 
12. Chọn phân vùng chuẩn bị bung file ảnh-phục hồi, ở đây là sda1.




13. Xác lập các tùy chọn cho việc bung file ảnh. Mặc định nó như hình sau:




14. Xác lâp bảng chia phân vùng (partition table): Cẩn trọng. Nên chọn -k nếu không biết chắc về các tùy chọn kia.

15. Như bước 17_TH1
16. Phần còn lại, bạn tự làm_nó đơn giản.

Chú ý:
1.Cũng như Norton Ghost, mọi dữ liệu trên phân vùng được bung file ảnh sẽ bị xóa_ghi đè. Cho nên hãy cẩn trọng xem xét phân vùng mình chọn có đúng không và cũng đừng khó chịu khi Clonezilla yêu cầu bạn xác nhận tới 2 lần để thực hiện việc phục hồi ảnh đĩa.
2. Nếu như Clonezilla không thể bung file ảnh (restore) vào phân vùng phân vùng mà bạn đã chọn (báo lỗi) thì cũng đừng lo lắng vì sẽ không có sự thiệt hại nào và bạn có thể bắt đầu lại tiến trình
(gõ 3_Start Over)
3. Trong chế độ người dùng chuyên sâu nếu bạn không thay đổi điều gì (để mặc định) thì cũng cho một kết qủa khi chọn dạng cho người mới dùng.